Thiết kế móng thang máy ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành về sau. Đây cũng chính là nơi lắp các thiết bị giảm chấn cabin, giảm chấn đối trọng...Chính vì thế việc thiết kế và thi công phải đảm bảo chính xác, cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ nhất. Dưới đây là những lưu ý bắt buộc người thi công và giám sát thi công cần nắm được.
1. Chú ý khi xây dựng hố pít cho thang máy gia đình
Hố pít hay còn được gọi với tên khác là móng thang máy, có chức năng giống như bộ phận “móng nhà” khi thi công một ngôi nhà. Móng thang máy nằm sâu ở phía dưới tầng thấp thất (vị trí âm) của căn nhà. Để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh các vấn đề khi đã khai thác thang máy, việc xây dựng hố pít cần phải lưu ý:
1.1. Đảm bảo các tiêu chuẩn về kết cấu
Độ bền của hố pit được xây dựng dựa vào tiêu chuẩn TCVN 6395:2008 với THANG MÁY ĐIỆN - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO & LẮP ĐẶT để kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật trong các hạng mục công trình thi công.
- Ray dẫn hướng có lực rất lớn nên sàn hố pit phải có khả năng chịu được lực ngoại trừ các ray dẫn hướng được lắp đặt theo hướng thẳng đứng (treo) tính theo kg, Newton.
- Sàn của hố phải đảm bảo được khả năng chịu được lực sinh ra từ các loại thiết bị như giảm chấn, cabin.
- Hố pít được lắp đặt đặt phía trên khoảng không có hoạt động của con người (trường hợp đặc biệt) cần phải tuân thủ điều kiện sau.
- Tải trọng sàn hố chịu được phải lớn hơn hoặc bằng 5000N/m2.
- Đảm bảo dành ra một lối lên xuống phải có quai sắt, thanh tay cố định, bậc thang,... được sắp đặt gọn gàng ở lối vào không gây vướng víu vòng chuyển động của cabin.
- Hố thang phải được tính toán kỹ càng về độ sâu, cabin nằm ở chỗ thấp nhất.
1.2. Xây dựng kết cấu móng thang máy chống thấm hiệu quả
Thang máy vốn đã là một hạng mục công trình cần thực hiện theo các quy định đặc thù, vì vậy làm sao để xây dựng kết cấu móng chống thấm hiệu quả là một bài toán vẫn còn khá nan giải. Do tính ứng dụng, thang máy phải chịu rất nhiều lực khi hoạt động nên nếu không xử lý tốt hố pit sẽ tiềm tàng rất nhiều rủi ro.
Thang máy khi thi công hoàn tất, được đưa vào sử dụng an toàn là khi móng của nó phải chống chịu được nước. Nếu không tính toán kỹ càng, việc sụt lúc, hỏng móng thang máy là điều dễ gặp. Đương nhiên, hỏng móng là hỏng tất cả, số tiền phải bỏ ra sửa chữa, bảo trì là vô cùng lớn, chưa kể còn không đảm bảo việc đó còn tái phát hay không.
Xử lý chống thấm hố thang máy
Thiết kế móng thang thang máy có những kỹ thuật cần phải tuân thủ như sau.
Kích thước hố pit bằng với hố thang máy, một số tiêu chuẩn
Thang 350kg: 1500mm*1500mm
Thang 250kg: 1400mm*1400mm
Thang 200kg: 1300mm*1300mm
Độ sâu:
Min: 600mm
Max: 1400mm
Hố thang máy phải được chống thấm tối ưu nhất.
Có thể xây tường gạch, bê tông,... phía xung quanh của vách miễn sao chống thấm hợp lý.
Trên đây là những lưu ý chi tiết để thiết kế hố pít(móng thang máy) chống thấm được hiệu quả nhất và tránh được tối đa các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Bạn nên tuân thủ chặt chẽ và làm theo các bước trên để xây dựng được móng thang máy đủ tiêu chuẩn theo quy định.