THANG MÁY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Tiêu chuẩn an toàn thang máy:
Thang máy là thiết bị quan trọng, yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn vì toàn bộ quá trình hoạt động của thang liên quan đến sự an toàn và tính mạng của người đi thang. Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, thang máy cần phải được kiểm định an toàn và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn dưới đây:
- TCVN 5744: 1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
- TCVN 5866: 1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí
- TCVN 5867: 1995 Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng – Yêu cầu an toàn
- TCVN 6395: 1998 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6397: 1998 Thang cuốn và băng chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6904: 2001 Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6905: 2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6906: 2001 Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6905: 2001 Thang máy tải hàng – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
2. Các loại thang máy:
Thực tế có rất nhiều loại thang máy và không phải tất cả khách hàng đều biết cách sử dụng.
Để hiểu rõ về việc phân loại thang máy, khách hàng có thể tham khảo một số miêu tả dưới đây:
- Cabin: Buồng thang máy để chứa người hoặc hàng chuyên chở.
- Trọng tải: Khối lượng nâng cho phép lớn nhất của thang máy đo bằng kilogam (kg).
- Sức chứa: Số lượng người nhiều nhất cho phép chở trên thang máy; sức chứa phụ thuộc vào diện tích sàn cabin.
- Giếng thang (Shaft/Hoistway): Khoảng không gian giới hạn bởi các vách bao quanh, mặt đáy hố và trần của giếng; giếng thang là không gian để các chuyển động của thang như: cabin, đối trọng, cáp, xích… di chuyển trong đó.
- Điểm dừng: Vị trí để ra vào cabin thang máy tại mỗi tầng dùng sử dụng.
- Hố giếng (PIT): Phần giếng thang phía dưới điểm dừng thấp nhất.
- Đỉnh giếng thang (OH): Phần giếng thang phía trên điểm dừng cao nhất.
- Vận tốc làm việc: Vận tốc vận hành theo thiết kế đo bằng m/p hoặc m/s. Vận tốc làm việc trên 2.5m/s gọi là vận tốc cao.
- Vận tốc sửa chữa: Vận tốc chậm, chỉ dùng trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.
3. Quản lý và sử dụng thang máy
Việc quản lý và sử dụng thang máy có vai trò rất quan trong trong việc đảm bảo chất lượng, độ bền của thang và đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong tòa nhà.

3.1. Đăng ký và cấp phép sử dụng:
- Thang máy đã được lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng ký để được cấp giấy phép sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Đơn xin đăng ký của chủ thang máy; Lý lịch thang máy; Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn của cơ quan có thẩm quyền.
- Thang máy phải đăng ký lại trong trường hợp cải tạo sửa chữa lớn: Thay đổi các tính năng kỹ thuật cơ bản như trọng tải, vận tốc, số điểm dừng; Thay đổi thiết bị như máy kéo, các cơ cấu an toàn, mạch điện; Thay đổi các chi tiết quan trọng như cáp, xích, bộ treo, ray dẫn hướng; Thay đổi kết cấu và kích thước giếng thang, buồng máy; Khi có sự cố và tai nạn nghiêm trọng.
- Thang máy phải đăng ký lại khi chuyển sang lắp đặt ở vị trí khác.
- Khi đăng ký lại, ngoài hồ sơ theo trên đây, phải bổ sung thêm tài liệu kỹ thuật về các nội dung cải tạo, các bản vẽ và thuyết minh mô tả về các thay đổi.
- Giấy phép sử dụng thang máy được cấp trong các trường hợp sau: sau khi đăng ký thang máy được lắp đặt; trước khi đưa vào sử dụng; sau khi đăng ký lại; sau khi sửa chữa lớn; khi giấy phép hết hạn.
- Giấy phép sử dụng do cơ quan đăng ký cấp.
3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn
- Để được đăng ký cấp phép sử dụng, thang máy nhất thiết phải qua kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn.
- Việc kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn do cơ quan có chức năng và thẩm quyền kiểm định kỹ thuật an toàn tiến hành.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn tổng thể thang máy bao gồm các nội dung theo quy trình do cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động ban hành.
- Kết quả kiểm định được thể hiện trong biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn, kèm vào hồ sơ xin đăng ký cấp phép sử dụng.
- Thời hạn giữa hai lần kiểm định tổng thể không được quá 5 năm.
- Thang máy đã đăng ký được cấp phép sử dụng phải được kiểm tra định kỳ.
- Việc kiểm tra định kỳ do đơn vị bảo trì – bảo dưỡng thang máy tiến hành.
- Kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra định kỳ phải thể hiện dưới dạng biên bản vào sổ nhật ký thang máy.
- Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ không quá 1 năm, không phụ thuộc vào mức độ sử dụng thiết bị nhiều hay ít.
3.3. Sử dụng:
- Chỉ được phép đưa thang máy vào hoạt động khi trạng thái kỹ thuật tốt và đã được đăng ký, cấp giấy phép sử dụng và phải có bản hướng dẫn vận hành an toàn.
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thang máy theo TCVN 5744-1993.
- Trong cabin của thang máy phải treo bản nội quy sử dụng, trong đó phải ghi rõ trọng tải cho phép; số người tương ứng; hướng dẫn việc sử dụng thang máy và cách xử ký khi có sự cố. Đối với thang máy chở hàng có người kèm phải treo nội quy an toàn ở các cửa tầng.
- Khi thang máy ngừng không tiếp tục hoạt động, phải cắt nguồn điện cung cấp.
- Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa, phải treo biển thông báo tạm ngưng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.
- Chủ sở hữu thang máy phải bố trí nhân viên chuyên trách quản lý thang máy. Nhân viên chuyên trách phải có hiểu biết cơ bản về thang máy và phải được huấn luện về kỹ thuật an toàn trong vận hành thang máy, và phải thực hiện các nhiêm vụ: Quản lý hồ sơ kỹ thuật cùng với sổ nhật ký theo dõi tình trạng thang máy mỗi kỳ bảo dưỡng, ghi chép đầy đủ các sự cố hỏng hóc vào sổ nhật ký; Đóng cắt điện hàng ngày cho thang máy; Khắc phục các hỏng hóc nhỏ; Khi có những hỏng hóc lớn khiến thang không thể hoạt động tiếp tục thì phải báo cho đơn vị bảo trì, bảo dưỡng đến xử lý; Cứu hộ khẩn cấp khi có sự cố.
3.4. Bảo trì thang máy:
- Phải có chế độ bảo trì – bảo dưỡng thường xuyên đối với thang máy.
- Việc bảo trì – bảo dưỡng thang máy được quy định trong tài liệu kỹ thuật riêng.
- Thời hạn giữa hai lần bảo trì – bảo dưỡng không được quá 2 tháng.
4. Cách bảo quản thang máy:
- Vệc bảo quản thang máy để giữ cho hoạt động của thang an toàn, vận hành êm rất quan trọng. Chúng ta cần lưu ý những điểm sau trong quá trình bảo quản thang máy:
- Giữ cho rãnh trượt cửa tầng và cửa cacbon luôn sạch sẽ và trơn tru. Bụi và rác trong rãnh trượt có thể làm cho cửa không đóng được và vì thế cabin không đóng được.
- Không được để cabin chở quá tải.Phải có bảng báo tải trọng tối đa cho phép trong cabin.
- Không cho phép bất cứ ai làm kẹt cửa mở bằng các vật dụng đặt tại ngưỡng cửa.Hầu hết thang máy đều có chìa khoá tính năng đặc biệt để giữ cửa mở khi cần thiết, dùng chìa khoá này để thực hiện chức năng đó.
- Bắt buộc các nhân viên bảo vệ phải thành thạo phương pháp liên hệ khẩn cấp với công ty bảo trì thang máy
- Bảo đảm chuông báo động trong cabin phải hoạt động tốt để nhân viên bảo vệ có thể nhận biết được trường hợp khẩn cấp. Chúng tôi yêu cầu phải sử dụng hệ thống liên lạc nội bộ hai chiều từ cabin đến bàn bảo vệ và giữa cabin/ bàn bảo vệ và phòng máy ( nếu có thể).
- Không được để nước chảy vào các cửa tầng và hố thang ngập nước
- Không chứa vật dễ gây cháy và thường xuyên vệ sinh hố thang.
- Cẩn thận khi sử dụng xe đẩy hay khi di chuyển đồ đạc, không để hư hỏng cửa tầng hay cửa cabin
- Không được tự ý thay đổi các trang trí nội thất bên trong cabin khia chưa thông qua Công ty bảo trì thang máy bởi điều đó có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng giữa cabin và đối trọng hoặc ảnh hưởng đến hệ thống tải trọng của thang.
- Không được sử dụng thang máy khi trong toà nhà có đám cháy.
- Bảo trì định kỳ 01 tháng/01 lần cho hệ thống thang máy
5. Quy trình lắp đặt thang máy:
- Sau khi các thiết bị thang máy được chuyển về chân công trình và chủ đầu tư/khách hàng bàn giao hố thang đúng theo bản vẽ thiết kế, công ty cung cấp thang máy tiếp tục thực hiện cá công tác dưới đây:
5.1. Công tác chuẩn bị vật tư và tập kết đến công trường
- Các thiết bị chính của thang máy được nhập khẩu nguyên chiếc sẽ được chúng tôi chuyển đến chân công trình trong điều kiện Chủ Đầu Tư bàn giao hố thang hoàn tất theo đúng bản vẽ thiết kế đã được hai bên chấp nhận.
- Tất cả các thiết bị được nhập tới chân công trình sẽ được chuyển vào kho tại công trình (trong trường hợp Chủ Đầu Tư có kho) nếu kông sẽ được tập kết vào vị trí thuận tiện để thi công. Khi đó hai bên bàn bạc để sắp xếp tập kế thiết bị. Toàn bộ thiết bị vật tư sẽ do hai bên phối hợp bảo quản.
5.2. Công tác lắp đặt
- Phần lắp đặt sẽ được thực hiện bởi 02 tổ bao gồm tổ lắp đặt cơ và tổ lắp đặt điện, mỗi tổ gồm 03 người đều là nhưng chuyên gia nước ngoài giầu kinh nghiệm thực hiện.
- Trong qua trình lắp đặt mặt bằng thi công chỉ giới hạn trong diện tích hố thang nên không ảnh hưởng đến các phần việc khác trong công trình.
- Trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Lắp giáo chuyển dần vật tư vào hố thang bao gôm các thiếi bị như: rail cabin, rail đối trọng, channel, máy kéo, khung, tủ điện.
- Bước 2: Sau khi tất cả được sắp xếp đúng vị trí, tiến hành thả dây rọi định vị và kiểm tra chính xác lại các kích thước, thông số kỹ thuật như vị trí đặt rail cabin, rail đối trọng, cửa tầng, máy điều tốc (governor).
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt rail, lắp rail theo trình tự từ dưới lên trên, các thành rail sẽ được cố định bằng các basket giữa rail liên kết với những đà bê tông xung quanh hố.
- Bước 4: Lắp khung cabin và khung đối trọng. Lắp cáp tải để liên kết giữa cabin và khung đối trọng, chất thêm tải đối trọng vào khung đối trọng để cân bằng với tải trọng của thang, lắp máy điều tốc (governor). Máy kéo và khung được đưa vào vị trí chính xác.
- Bước 5: Sử dụng máy kéo, quay tay để đưa khung cabin lên xuống, tiến hành lắp cửa tầng và bao che cửa tầng, trình tự lắp đặt lên xuống.
- Bước 6: Sau khi hoàn tất cửa tầng báo cho Chủ Đầu Tư tiến hành xây chèn mặt cửa với sự hướng dẫn của đơn vị thi công. Các bảng điều khiển cửa tầng được định vị trong quá trình xây chèn.
- Bước 7: Vệ sinh toàn bộ phần hố tiến hành lắp vách và nóc cabin, bộ truyền cửa cabin, và cửa cabin. Đưa thang lên để kiểm tra các thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu đồng thời chất thêm tải đối trọng để cân bằng với tải trọng cabin.
- Bước 8: Vệ sinh lần cuối sau đó bàn giao cho tổ điện.
- Bước 9: Tổ điện đi dây nối tổ điện, máy kéo, hệ thống dây điện dọc hố, dây điện theo cabin. Lắp bảng điều khiển, bảng điều khiển tầng. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Đóng điện chạy thử với tốc độ chậm để kiểm tra căn chỉnh.
- Bước 10: Sau khi đã kiểm tra và căn chỉnh mọi thông số kỹ thuật cũng như cân tải, thang được chạy với chế độ không tải sau đó chạy với chế độ đủ tải để căn chỉnh độ bằng tầng khi dừng. Thang được chạy kiểm tra trong 03 ngày, sau đó tiến hành vệ sinh toàn bộ để chuẩn bị cho việc tiến hành kiểm định.
- Bước 11: Bên B sẽ thông báo cho bên A tiến hành nghiệm thu bằng văn bản trước 03 ngày. Sau khi bàn giao bên B có trách nhiệm hướng dẫn và huấn luyện cho nhân viên của Bên A toàn bộ cách sử dụng và quy trình cứu hộ thang
6. Xây dựng hố thang máy
Đối với công trình có sử dụng thang máy để chở người, chở hàng… trong tòa nhà cao tầng, chung cư hay khách sạn thì xây dựng hố thang máy là một hạng mục không thể tách rời trong quá trình thi công và xây dựng. Sau khi đã lựa chọn được vị trí xây dựng hố thang phù hợp với thẩm mỹ kiến trúc cũng như sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà cung cấp thang máy để việc xây dựng hố thang máy được đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
6.1. Hố thang máy
- Xây dựng hố thang đúng kích thước với dung sai theo bản vẽ do đơn vị lắp đặt thang cung cấp. Ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm.
- Sai lệch chiều rộng đo từ đường trục đối xứng về mỗi bên không được vượt quá +40/-20cm.
- Sai lệnh vị trì đường trục đối xứng của mỗi khoang tầng so với đường trục thẳng đứng chung ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm.
- Chống thấm triệt để hố PIT đảm bảo khoan vào 100mm không thấm nước.
- Xây dựng đà Linteau treo cửa tại tất cả các tầng theo bản vẽ (đà bê tông cốt thép 200 x 200 liên kết vào cột).
- Xây dựng đà giữ rail có khoảng cách < 2000mm theo bản vẽ (đà bê tông cốt thép 200 x 200 liên kết vào cột).
- Chừa trống đúng kích thước và vị trí để gắn hộp button tầng.
- Xây chèn, hoàn thiện phần tường và sàn xung quanh các cửa tầng sau khi lắp cửa xong.
- Đảm bảo suốt dọc hố thang, phòng máy, hố PIT không bị mưa tạt, thấm, dột nước.
- Đảm bảo kết cấu chịu lực R, Rp.
6.2. Phòng máy
- Xây dựng móc treo palang trên nóc phòng máy.
- Độ cao: Nếu độ cao không đủ thì sẽ liên quan đến góc ôm của Puly và cáp. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến độ bền của puly, cáp và chất lượng vận hành của thang.
- Chừa 6 lỗ trên sàn phòng máy.
- Đảm bảo thông thoáng sao cho nhiệt độ trong phòng máy thấp hơn 38 độ C. Nếu phòng máy không thông gió tốt thì sẽ ảnh hưởng đến dầu hộp số máy kéo khi nhiệt độ tăng cao và nếu nhiệt độ quá cao thì bộ biến tần của thang máy sẽ bị nhiễu và thang bị trục trặc. Trong nhiều trường hợp, giữa trưa nắng khi nhiệt độ phòng máy tăng cao dẫn đến thang máy bị trục trặc.
- Có khóa cho cửa phòng máy.
- Xây cầu thang cố định lên phòng máy.
- Bố trí phòng máy: Không được gần bể nước (Nước tràn), không được để gần giàn nóng của hệ thống điều hòa trung tâm vì khí nóng thải ra sẽ gây tăng nhiệt phòng máy.
- Cung cấp điện nguồn 3 phase – 15KVA có 3 dây phase, 1 dây trung tính và 1 dây tiếp đất có điện trở suất không quá 04 Ohm; 1CB 3 phase 50A; 1CB 1 phase 5A; công tắc đèn chiếu sáng (tất cả được đặt trong hộp điện đảm bảo an toàn).
- Lắp đèn chiếu sáng
- Đối với công trình có sử dụng thang máy để chở người, chở hàng… trong tòa nhà cao tầng, chung cư hay khách sạn thì xây dựng hố thang máy là một hạng mục không thể tách rời trong quá trình thi công và xây dựng. Sau khi đã lựa chọn được vị trí xây dựng hố thang phù hợp với thẩm mỹ kiến trúc cũng như sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà cung cấp thang máy để việc xây dựng hố thang máy được đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
7. Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố:
- Khi thang máy gặp sự cố (Thang tạm ngưng hoạt động), hành khách bị kẹt trong cabin cần được đưa ra khỏi thang nhờ vào sự cứu hộ của người có trách nhiệm điều hành hoạt động của thang máy thực hiện.
- Quý khách đang ở trong phòng thang (khi xảy ra sự cố khiến thang tạm thời ngưng hoạt động) sẽ không xảy ra bất cứ nguy hiểm hay thương tích nào, ngoại trừ do hoảng sợ hay do bởi người không có kinh nghiệm cố gắng đưa ra khỏi thang.
- Nếu thang có trang bị thiết bị dừng tầng khẩn cấp (ELD) hay nguồn điện dự trữ, thang sẽ tiếp tục di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa cho quý khách ra ngoài.
- Nếu không, phải giải cứu khách ra khỏi phòng thang bằng cách quay tay quay cho thang di chuyển đến tầng gần nhất. Chỉ những người có trách nhiệm, được huấn luyện và đã thực hành thành thạo việc cứu hộ mới được thực hiện.
- Các bước thực hiện thao tác cứu hộ như sau:
phòng thang đang nằm ngay ở bậc tầng này thì mở cửa phòng thang đưa khách ra ngoài.
Nếu phòng thang nằm ở giữa hai tầng, nhân viên cứu hộ phải đóng cửa tầng lại rồi lên phòng máy thực hiện các bước tiếp theo sau:
Gạt cảo thắng và thả thắng từ từ, dùng tay quay quay máy kéo đưa phòng thang đến tầng gần nhất. Trước khi quay phòng thang di chuyển, phải thông báo cho những người trong phòng thang biết để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động. Phải thả thắng chậm và cẩn thận trong khi quay để tránh trường hợp trượt thang.
Khi phòng thang bằng với bậc cửa tầng (do người quay thang kiểm soát theo mức đánh dấu trên cable so với đà máy), phải kiểm tra lại hệ thống thắng và đưa về vị trí ban đầu, sau đó dùng chìa khóa mở cửa tầng đưa hành khách ra ngoài.
Sau khi hoàn tất tác vụ cứu hộ, nhân viên cứu hộ phải kiểm tra và đóng kín lại các cửa tầng - cửa phòng thang, điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí sẵn sàng hoạt động, đóng lại cầu dao điện chính.
Công ty TNHH Thang Máy Quang Minh là đơn vị chuyên Tư Vấn - Thiết Kế - Sản Xuất và Lắp Đặt Thang Máy Tải Khách, Thang Máy Tải Hàng, Thang Tải Thực Phẩm, Thang Máy Gia Đình.
Với chi phí giá cả cạnh tranh bảo hành chu đáo phù hợp với nhu cầu sử dụng của quý khách hàng. Để biết thêm chi tiết và có được báo giá tốt nhất cho sản phẩm vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP QUANG MINH
Địa Chỉ Giao Dịch: 55 Vạn Kiếp, Phường 13, Quận 05, TP.HCM ( Gần Bưu điện chợ lớn Quận 05 )
Xưởng Sản Xuất: 34A Liên Khu 10 - 11, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0908 74 21 21 & 0981 09 38 38 (Nguyên Thang Máy)
Email:QuangMinh@datons.vn - Wedsite: QuangMinhElevator.com
Vui lòng gọi ngay 0908 74 21 21 & 0981 09 38 38 để được Tư Vấn - Khảo Sát miễn phí
- SỰ CẦN THIẾT CỦA THANG MÁY TRONG CUỘC SỐNG (13.01.2020)